Sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng là cách gọi của người dân căn cứ vào màu bìa cứng của từng loại sổ. Vậy, ý nghĩa của từng loại sổ thế nào và điểm khác biệt giữa sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng ra sao?
Loại sổ/Tiêu chí |
Sổ trắng |
Sổ đỏ |
Sổ hồng |
Bản chất |
Là các loại giấy tờ như: Bằng khoán điền thổ, văn tự mua bán nhà ở… | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho khu vực ngoài đô thị (vùng nông thôn) | Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị (nội thành, nội thị xã cũng như thị trấn) |
Màu sắc |
Trắng | Đỏ | Hồng |
Căn cứ cấp sổ |
– Nghị định 02-CP
– Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991 của Hội đồng Nhà nước |
– Nghị định số 64-CP
– Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC về hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |
– Nghị định 60-CP
– Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất |
Cơ quan ban hành mẫu sổ |
Được UBND xã, phường, UBND huyện, thị xã xác nhận cấp cho chủ sở hữu. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Xây dựng (đối với sổ hồng cũ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với sổ hồng mới) |
Khu vực được cấp sổ |
Cả nước | Ngoài đô thị | Cả nước |
Loại đất được cấp sổ |
Tất cả các loại đất | Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối | Tất cả các loại đất |
Thông tin trên sổ |
|
|
|
Thời hạn |
Không có quy định |
Có thể có quyền sở hữu vĩnh viễn | Có thời hạn nhất định, không vĩnh viễn |
Giá trị pháp lý |
Cả 3 loại sổ đều có giá trị pháp lý như nhau. Vì theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đây vẫn có giá trị pháp lý và chỉ đổi (không phải cấp lần đầu) sang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có yêu cầu (không bắt buộc). |
Theo khoản 2, điều 97 luật đất đai 2013, người sử dụng đất được cấp sổ trắng trước ngày 10/12/2009 thì có thể yêu cầu chuyển đối sang sổ hồng. Để làm thủ tục chuyển đổi này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy tờ về tạo lập nhà ở – đất ở và Bản vẽ sơ đồ nhà ở – đất ở. Sau đó nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên Môi trường.